Các đặc trưng của sản phẩm gà sống mang nhãn hiệu chứng nhận “gà đồi Tuyên Hóa”

Thứ năm - 05/12/2019 22:01
Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “GÀ ĐỒI TUYÊN HÓA” là các sản phẩm gà sống có đặc trưng về cảm quan hình thái, chất lượng như sau:
gà trống (2)
gà trống (2)
1. Hình thái
          a. Màu sắc lông do qúa trình tiến hóa và lai tạp lâu năm nên màu lông tương đối đa dạng:
          - Gà mái: Phần lớn có màu vàng rơm, vàng mơ, vàng lá chuối khô, vàng đất, màu đen hoặc màu tro chấm trắng (gà sao)...
         - Gà trống: Thường có màu lông đỏ thẫm, đỏ vàng, đuôi có màu đen ánh xanh, một số con ở giữa cánh, rìa cánh và đuôi cánh có lông màu đen...; bụng có màu vàng nhạt.
b. Chân : Do quả trình thả vườn gà tự kiếm sống trên 60-70% nên chân gà thường nhỏ, thấp, móng cứng sắc, da chân thường màu vàng hoặc màu chì.
c. Mào : màu đỏ tươi, có một dãy hình răng cưa (7 - 9 răng). Phụ thuộc vào độ tuổi của gà mà chiều cao của mào gà khác nhau. Cụ thể : Mào gà mái cao khoảng 0,5- 2cm, dài khoảng 3 - 4cm và mào gà trống phát triển hơn, chiều cao khoảng từ 2 - 4cm, dài khoảng 3 - 6cm.
         d. Tích và dái tai: gà mái có màu đỏ, gà trống thường có màu trắng bạc.
         e. Thể trọng : nhỏ, ở tuổi trường thành gà mái chỉ đạt 1,3 – 1,8kg, gà trống chỉ đạt 1,5 - 2kg.
         2. Cảm quan giải phẫu
         a. Da thường có màu vàng.
         b. Mề gà có lớp niêm mạc dày, trong mề thường có sỏi đá.
          c. Cơ quan tiêu hóa thường phát triển hơn các giống gà lai khác, mề và thành ruột dày, bền nhằm để tiêu hóa được các loại thức ăn trong tự nhiên khó tiêu như: hạt ngũ cốc, rau quả và các loại côn trùng, giun dế, mối, cào cào, châu chấu...
         d. Con trống hai hòn thin phát triển mạnh.
         e. Thịt có màu trắng hồng, sợi cơ nhỏ mịn.
         3. Chất lượng
         Qua cảm quan thấy có mùi thơm đặc trưng, có vị ngọt, ăn ngon, có độ dai nhưng dễ nhai.
         4. Chất Lý Hoá
         a. Độ pH 5,5-6,2; Phản ứng định tính hydro sulfua (âm tính).
         b. Hàm lượng moniac (mg/100g) không lớn hơn 35.
         5. Hàm lượng Sinh Hóa
Chỉ tiêu Giới hạn (µg/kg) Chỉ tiêu Giới hạn (µg/kg)
E.coli 102 Salbutamol Không có
(LC/MS/MS)
Salmonella Không có Sunfadiazine 100 (µg/kg)
Hg 0,05 mg/kg Sunfadimidine 100 (µg/kg)
Pb 0,1 mg/kg Tetracyline 200 (µg/kg)
Cd 0,05 mg/kg Oxytetracyline 200 (µg/kg)
Clenbuterol Không có
(LC/MS/MS)
Deltamethrin 30 (µg/kg)
         6. Sản phẩm “Gà đồi” mang nhãn hiệu chứng nhận phải là sản phẩm gà sạch được chăn nuôi đúng Quy trình nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn VietGahp do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình ban hành. Cụ thể như sau:
         a. Giống chủ yếu là gà Ri (gà cỏ tại huyện Tuyên Hoá) đã có từ lâu đời tại địa phương.
         b.Thức ăn cho gà: Thức ăn tự nhiên: Lúa, ngô, gạo, rau, các loại rau (bản địa) và các loại côn trùng.
         c. Nước uống cho gà phải sạch sẽ chủ yếu lấy từ giếng khoan, giếng đào hoặc nước vòi dẫn từ khe ở trong rừng về.
         d.Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gà (marek, Lasota,  gumboro, đậu gà, viêm phế quản truyền nhiễm, Newcatson, tụ huyết trùng, cúm gia cầm, bệnh cầu trùng, hồng lỵ…) theo lịch hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y.
          e. Thời gian nuôi: 4-6 tháng/lứa
          f. Chuồng trại đầy đủ diện tích, quy cách, ô, ngăn, dụng cụ đạt tiêu chuẩn để chăn nuôi, thoáng, mát được vệ sinh khử độc thường xuyên.
          g. Vườn nuôi: Nuôi ở các vườn đồi chủ yếu trồng cây lâu năm có bóng mát hoặc xen với cây hàng năm (gồm các loại cây ăn quả, cam bưởi, mít, ổi, chuối, cao su xen cả những cây hàng năm như ngô, sắn khoai, đậu đỗ...)
Diện tích rộng thoáng (tối thiểu 20m2 vườn/con), có khoảng không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
          h. Cách nuôi: Theo phương thức nuôi quảng canh, thả tự do vào ban ngày để gà tự tìm kiếm thức ăn như cỏ, côn trùng. Tối đến cho nhốt vào chuồng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây